20 thg 10, 2013

THUỐC ĐẠN PARACETAMOL

YÊU CẦU
Tính công thức 3 viên thuốc đạn. Tiến hành đổ khuôn 2 viên.
Cho biết:
Hệ số thay thế thuận Eparacetamol/ Tá dược = 0.67
Khối lượng viên tá dược = 2.70 g
Thành phần tá dược gồm:
Glycerin .....................................  7.9 %
PEG 4000................................... 85.3 %
PEG 6000................................... 6.8 %

TÍNH TOÁN
VÍ DỤ: Tính công thức của 1 viên thuốc đạn Paracetamol 100 mg.
Ta có 100 mg = 0.1 g
- Lượng tá dược bị thay thế: m tá dược bị thay thế = m hoạt chất / E = 0.1 / 0.67 = 0.15 g tá dược.
- Lượng tá dược cần: m tá dược cần = m viên – m tá dược bị thay thế = 2.70 – 0.15 = 2.55 g
Công thức 1 viên:
Paracetamol ...............................  0.10 g
Glycerin .....................................  2.55 x 7.9% = 0.20 g
PEG 4000 ..................................  2.55 x 85.3% = 2.18 g
PEG 6000 ..................................  2.55 x 6.8% = 0.17 g
Công thức 3 viên thuốc đạn Paracetamol:
Paracetamol ...............................  0.10 x 3 = 0.30 g
Glycerin .....................................  0.20 x 3 = 0.60 g
PEG 4000 ..................................  2.18 x 3 = 6.54 g
PEG 6000 ..................................  0.17 x 3 = 0.51 g

Quy trình pha chế
1. Xử lý khuôn thuốc đạn
- Rửa sạch khuôn bằng nước.
- Tiệt trùng khuôn bằng cồn cao độ.
- Bôi trơn khuôn bằng dầu paraffin.
- Làm lạnh khuôn.
2. Cân đong nguyên liệu
- Cân Paracetamol, PEG 4000, PEG 6000 trên giấy.
- Cân glycerin trong cốc có lót giấy.
3. Hòa tan
- Đun hỗn hợp tá dược gồm PEG 4000, PEG 6000 và Glycerin trong cốc trên bếp cách thủy cho chảy lỏng hoàn toàn, khuấy đều.
- Cho Paracetamol vào, vừa đun vừa khuấy cho tan hoàn toàn, thu được dd trong suốt.
4. Nhấc cốc khỏi bếp, để nguội khoảng 60oC, xuất hiện vài tinh thể trắng, tiến hành đổ khuôn. Đổ khuôn nhanh, liên tục, càng cao càng tốt.
5. Làm lạnh khuôn cho thuốc đông rắn hoàn toàn.
6. Dùng dao cắt phần thuốc thừa trên mặt khuôn. Tháo khuôn lấy thuốc.
7. Đóng gói, dán nhãn thành phẩm.

KHOA DƯỢC – TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
300A – Nguyễn Tất Thành – F13 – Q4 – TP.HCM
THUỐC ĐẠN PARACETAMOL 100 MG
Gói 2 viên
Công thức:                                          Công dụng: Giảm đau, hạ sốt.
Paracetamol ............... 0.1 g                Cách dùng: Theo hướng dẫn của bác sĩ
Tá dược ......... vừa đủ 1 viên              Bảo quản: Nhiệt độ dưới 30oC.
      NSX: dd.mm.yy      HD: dd.mm.yy        SĐK: VD – XXXX – XX      SL: XX

* Chú ý:
- Khi hòa tan nên khuấy nhẹ để tránh bọt khí.
- Khi đổ khuôn, đổ nhanh, liên tục, không dùng đũa, đổ càng cao càng tốt. Không đổ 2 lỗ nằm ở 2 biên đầu khuôn.

CỐM NGHỆ

YÊU CẦU
Pha chế … công thức cốm nghệ.
Thành phần công thức:
Bột nghệ ............................ 10 g
Bột dinh dưỡng ................. 20 g
Đường saccarose ................ 50 g
Siro đơn ............................. vừa đủ

TÍNH TOÁN
VÍ DỤ: Tính thành phần các chất dùng pha chế 1/6 công thức cốm nghệ
Bột nghệ ............................ 10 / 6 = 1.67 g
Bột dinh dưỡng ................. 20 / 6 = 3.33 g
Đường saccarose ................ 50 / 6 = 8.33 g
Siro đơn ..................................... vừa đủ

Quy trình pha chế
1. Xử lý dụng cụ
- Tiệt trùng cối chày bằng cồn cao độ.
- Dùng khăn lót cối.
2. Cân đong nguyên liệu
- Cân bột nghệ, bột dinh dưỡng, đường saccarose trên giấy.
- Lấy khoảng 10 ml siro đơn vào cốc.
3. Nghiền riêng từng thành phần theo thứ tự:
- Nghiền mịn đường, vét ra giấy.
- Nghiền mịn bột dinh dưỡng, vét ra giấy.
- Nghiền bột nghệ, giữ yên trong cối.
4. Trộn bột kép theo nguyên tắc đồng lượng:
- Bột nghệ + ½ bột dinh dưỡng ® bột kép (1)
- Bột kép (1) + bột dinh dưỡng còn lại + 1/5 đường ® bột kép (2)
- Bột kép (2) + đường còn lại ® bột kép đồng nhất màu
5. Thêm từ từ siro đơn vào hỗn hợp bột, nhồi bằng chày tạo khối dẻo sờ không dính tay.
6. Ép cốm qua rây lưới 2.00 mm. Cân lại khối lượng cốm.
7. Sấy cốm ở nhiệt độ 50oC – 60oC.
8. Sửa cốm. Loại cốm vụn.
9. Đóng gói. Dán nhãn thành phẩm.

KHOA DƯỢC – TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
300A – Nguyễn Tất Thành – F13 – Q4 – TP.HCM
CỐM NGHỆ
Gói … g
Công thức:
Bột nghệ ................... 1.67 g              Công dụng: Chữa loét dạ dày, tá tràng.
Bột dinh dưỡng ........ 3.33 g              Cách dùng: Theo hướng dẫn của bác sĩ
Đường saccarose ....... 8.33 g              Bảo quản: Kín, mát, tránh sáng.
Siro đơn .................... vừa đủ
     NSX: dd.mm.yy      HD: dd.mm.yy        SĐK: VD – XXXX – XX      SL: XX

* Chú ý:
- Lúc đầu có thể cho nhiều siro khoảng 10 – 15 giọt để khối bột nhanh kết dính. Khi khối cốm gần đạt độ dẻo, cho từ từ siro (một lần cho từ 2 – 3 giọt).
- Không nhồi cốm bằng tay. Đeo bao tay khi thao tác.
- Tránh ép cốm ở 1 vị trí, cốm dễ bị đóng khối.
- Chấm thành phẩm trước khi cân khối lượng.

HỖN DỊCH LƯU HUỲNH - LONG NÃO

YÊU CẦU
Pha chế … ml hỗn dịch lưu huỳnh – long não.
Thành phần công thức:
Lưu huỳnh ......................... 3 g
Long não ............................ 0.75 g
Tween 80 ........................... 1.5 g
Glycerin ............................. 15 g
Nước cất ................... vừa đủ 75 ml

TÍNH TOÁN
VÍ DỤ: Tính công thức pha 40ml hỗn dịch
Lưu huỳnh ......................... 3 x 40/75 = 1.6g
Long não ............................ 0.75 x 40/75 = 0.4 g
Tween 80 ........................... 1.5 x 40/75 = 0.8
Glycerin ............................. 15 x 40/75 = 8g
Nước cất ......................... vừa đủ 40 ml

Quy trình pha chế
1. Xử lý dụng cụ
- Tiệt trùng cối chày bằng cồn cao độ.
- Dùng khăn lót cối.
2. Cân đong nguyên liệu
- Cân lưu huỳnh, long não trên giấy.
- Cân tween 80 trên mặt kính đồng hồ có lót giấy.
- Cân glycerin trong cốc có lót giấy.
- Đong nước trong ống đong, cho vào chai, đánh dấu vạch.
3. Pha chế:
* Phân tán cơ học lưu huỳnh trong nước:
- Nghiền mịn lưu huỳnh trong cối.
- Cho tween 80 và 2ml nước vào cối, nghiền kỹ thu được khối nhão lưu huỳnh.
- Thêm từ từ ½ lượng nước trong công thức vào. Nghiền kỹ thu hỗn dịch lưu huỳnh. (1)
* Ngưng kết long não trong glycerin:
- Hòa tan long não với một lượng tối thiểu cồn 95% trong cốc. Thu được dd cồn long não trong suốt.
- Cho cồn long não từ từ vào cốc đựng glycerin, khuấy đều. Thu được hỗn dịch trắng đục như nước vo gạo. (2)
- Cho (2) vào (1), trộn đều. Chuyển sang chai đã đánh dấu thể tích.
- Dùng nước tráng cối, bổ sung  nước cất vừa đủ thể tích.
4. Đóng chai. Dán nhãn. Nhãn có dòng chữ “LẮC TRƯỚC KHI DÙNG”

KHOA DƯỢC – TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
300A – Nguyễn Tất Thành – F13 – Q4 – TP.HCM
HỖN DỊCH LƯU HUỲNH – LONG NÃO
Chai 40 ml
Công thức:
Lưu huỳnh ......... 1.6 g                        Công dụng: Sát trùng, trị mụn.
Long não ........... 0.4 g                        Cách dùng: Theo hướng dẫn của bác sĩ
Tween 80 ........... 0.8 g                        Bảo quản: Kín, mát, tránh sáng.
Glycerin ............. 8 g
Nước cất ............ vừa đủ 40 ml
    NSX: dd.mm.yy      HD: dd.mm.yy        SĐK: VD – XXXX – XX      SL: XX
                                              LẮC TRƯỚC KHI DÙNG

* Chú ý:
- Nghiền mịn lưu huỳnh, vét qua 1 góc cối.
- Cho tween 80 vào góc còn lại, không chạm lưu huỳnh.
- Cho toàn bộ lưu huỳnh lên MKĐH còn dính tween 80, vét hết toàn bộ xuống cối.
- Cho từ từ cồn vào long não, nên thao tác nhanh, khuấy tan hoàn toàn. Nếu làm chậm cồn sẽ bay hơi và long não tủa trở lại.
- Cho nhiều cồn sẽ không thu được tủa.
- Không được lau rửa dụng cụ khi chưa chấm thành phẩm.

NHŨ TƯƠNG DẦU PARAFIN

YÊU CẦU
Hãy pha chế … ml nhũ tương dầu paraffin.
Thành phần công thức:
Dầu paraffin ...................................  50 ml
Gôm Arabic ...................................  12.5 ml
Siro đơn .........................................  10 ml
Cồn vanillin 0.1% ..........................  4 ml
Nước cất ............................  vừa đủ 100 ml

TÍNH TOÁN
VÍ DỤ: Tính công thức pha chế 40 ml nhũ tương dầu paraffin.
Dầu paraffin ...................................  50 x 40/100 = 20 ml
Gôm Arabic ...................................  12.5 x 40/100 = 5 g
Siro đơn .........................................  10 x 40/100 = 4 ml
Cồn vanillin 0.1% ..........................  4 x 40/100 = 1.6 ml
Nước cất ............................  vừa đủ 40 ml
Tính lượng chất tạo nhủ tương đậm đặc: (Tỉ lệ 4D:2N:1G)
Dầu .................................... 20 ml
Nước ...................... 20/2 = 10 ml
Gôm ................................... 5g

Quy trình pha chế
1. Xử lý dụng cụ
- Tiệt trùng cối chày bằng cồn cao độ.
- Dùng khăn lót cối.
2. Cân đong nguyên liệu
- Cân gôm arabic trên giấy.
- Đong siro và cồn vanillin trong ống đong 10 ml
- Đong nước cất trong ống đong 25 ml
- Đong dầu parafintrong ống đong 50 ml
3. Tạo nhũ tương đậm đặc:
- Nghiền mịn gôm arabic trong cối.
- Cho dầu paradin vào đảo đều để dầu thấm đều gôm. Để yên 2 phút.
- Cho toàn bộ lượng nước vào cối, đánh nhanh, lien tục, 1 chiều tạo nhũ tương đậm đặc có thể chất trắng, sánh như sữa.
4. Pha loãng:
- Cho siro đơn, cồn Vanillin và 2ml nước cất vào cốc khuấy đều.
- Chuyển sang cối trộn đều.
- Cho nhũ tương vào ống đong 100 ml, dùng nước tráng cối, bổ sung vừa đủ thể tích.
5. Đóng chai. Dán nhãn. Nhãn có dòng chữ “LẮC TRƯỚC KHI DÙNG”

KHOA DƯỢC – TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
300A – Nguyễn Tất Thành – F13 – Q4 – TP.HCM
NHŨ TƯƠNG DẦU PARAFIN
Chai 40 ml
Công thức:                                             Công dụng: Nhuận tràng, tẩy xổ.
Dầu paraffin ........... 20ml                      Cách dùng: Theo hướng dẫn của bác sĩ.
Gôm arabic ............. 5g                          Bảo quản: Kín, mát, tránh sáng.
Siro đơn ................. 4 ml                      
Cồn vanillin 0.1% ..... 1.6ml
Nước cất ................ vừa đủ 40ml
NSX: dd.mm.yy      HD: dd.mm.yy        SĐK: VD – XXXX – XX      SL: XX
LẮC TRƯỚC KHI DÙNG

* Chú ý:
- Đong lượng nước đã tính ở phần tạo nhũ tương đậm đặc.
- Đong siro đơn và cồn vanillin trong cùng ống đong 10ml.
- Khi cho nước vào cối nên đánh nhanh, liên tục, 1 chiều và đều tay, tập trung nhiều ở giữa cho đến khi dầu và nước không bị tách lớp.
- Đọc thể tích mặt ngang.
- Khi vệ sinh: tráng lại ống đong bằng cồn.

19 thg 10, 2013

THUỐC NHỎ MẮT KẼM SULFAT 0,5%

YÊU CẦU
Hãy pha chế … ml dd thuốc nhỏ mắt 0.5%
Thành phần công thức:
Kẽm sulfat ........................................ 0.5g
Acid boric ......................................... 1.7 g
Dung dịch Nipagin M 20% ............... 0.25 ml
Nước cất ............................... vừa đủ 100 ml

TÍNH TOÁN
VÍ DỤ: Tính công thức pha chế 40 ml thuốc nhỏ mắt kẽm sulfat 0.5%
Kẽm sulfat ........................................ 0.5 x 40/100 = 0.20 g
Acid boric ......................................... 1.7 x 40/100 = 0.68 g
Dung dịch Nipagin M 20% ............... 0.25 x 40/100 = 0.10 ml
Nước cất ............................... vừa đủ 40 ml

Quy trình pha chế:
1. Xử lý dụng cụ
2. Cân đong nguyên liệu
- Cân kẽm sulfat, acid boric trên giấy.
- Dung dịch Nipagin M lấy bằng ống nhỏ giọt (1 giọt = 0.05 ml)
3. Hòa tan
- Lấy khoảng 70% lượng nước trong công thức vào cốc, đun trên bếp điện cho sủi tăm (80oC).
- Cho acid boric vào m, khuấy tan hoàn hoàn toàn.
- Cho Nipagin M vào, khuấy tan.
- Để nguội dd hoàn toàn, cho kẽm sulfat vào, khuấy tan.
- Cho dd vào ống đong, bổ sung nước cất vừa đủ thể tích.
4. Đo pH:
- Đổ dd ra cốc, khuấy đều.
- Chấm dd lên giấy chỉ thị màu. (pH đạt 4.5 – 5.5).
5. Lọc:
- Lọc sơ bộ 2 lần qua giấy lọc xếp nếp hình quạt.
- Lọc vô khuẩn qua màn lọc milipore cho vào chai thành phẩm.
6. Đóng chai, dán nhãn. Nhãn có dòng chữ “THUỐC TRA MẮT”

KHOA DƯỢC – TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
300A – Nguyễn Tất Thành – F13 – Q4 – TP.HCM
THUỐC NHỎ MẮT KẼM SULFAT 0.5%
Chai 10 ml
Công thức:                                    Công dụng: Sát khuẩn mắt, chữa viêm kết mạc.
Kẽm sulfat .......  0.05 g                 Cách dùng: Theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tá dược ............  vừa đủ               Bảo quản: Kín, mát, tránh ánh sáng.
Nước cất ..........  vừa đủ 10 ml
    NSX: dd.mm.yy      HD: dd.mm.yy        SĐK: VD – XXXX – XX      SL: XX
THUỐC TRA MẮT

*Chú ý:
- Acid boric, dd Nipagin M tan tốt trong nước nóng.
- Phải đảm bảo nước nguội hoàn toàn mới cho kẽm sulfat vào.

SIRO IODOTANIC

YÊU CẦU
Hãy pha chế dd siro iodotanic. Biết công thức:
Iod .................................................... 100 mg = 0.1 g
Tannin ............................................... 400 mg = 0.4 g
Đường trắng ..................................... 30 g
Nước cất ........................................... 20 ml

QUY TRÌNH PHA CHẾ
1. Xử lý dụng cụ
2. Cân đong nguyên liệu
- Cân đường, tannin trên giấy
- Cân iod trên mặt kính đồng hồ (có lót giấy)
- Đong 20 ml nước trong ống đong
3. Hòa tan
- Hòa tan tannin với 20 ml nước trong bình cầu đáy bằng.
- Cho 1/5 lượng đường trong công thức vào bình cầu, lắc đều cho đường tan hoàn toàn.
- Cho iod vào, đây kín bình bằng bông không thấm nước. Đem đun cách thủy (khoảng 60oC).
- Thỉnh thoảng lắc cho phản ứng xảy ra hoàn toàn (Iod tan và phản ứng hết khi thử với giấy tẩm hồ tinh bột chuyển từ xanh tím ® vàng nâu ® không màu).
- Cho toàn bộ lượng đường còn lại vào bình và tiếp tục đun cách thủy cho tới khi đường tan hoàn toàn.
- Lọc  nóng qua gạc cho vào ống đong. Đọc thể tích.
- Đóng chai. Dán nhãn.

KHOA DƯỢC – TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
300A – Nguyễn Tất Thành – F13 – Q4 – TP.HCM
SIRO IODOTANIC
Chai … ml
Công thức:                              Công dụng: Chữa suy nhược cơ thể, trẻ em lao hạch.
Iod ................ 100 mg            Cách dùng: Theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tannin ........... 400 mg            Bảo quản: Kín, mát, tránh ánh sang.
Đường trắng . 30 g
Nước cất ....... 20 ml
NSX: dd.mm.yy      HD: dd.mm.yy      SĐK: VD – XXXX – XX      SL: XX

Ghi chú:
SĐK: VD – 1102 – XX (VD – Năm vào trường Lớp – Số thăm)
SL: Số thăm

*Chú ý:
- Dùng đũa dẫn khi cho nước vào bình cầu.
- Dùng phễu giả khi cho tannin, đường vào bình cầu.
- Cho trực tiếp Iod vào bình cầu.
- Khi đọc thể tích ta đọc mặt ngang.

SIRO ĐƠN

YÊU CẦU
Pha ...ml siro đơn theo phương pháp nóng

TÍNH TOÁN
Tính lượng đường và nước cần lấy:
m siro = d x V đề bài = ... g
m đường = m siro x 64% = … g
V nước = m đường x 100/165 = … ml

VÍ DỤ
Pha 20ml siro đơn theo phương pháp nóng
d = 1.32 g/ml; C% = 64% (TỰ NHỚ)

LÀM BÀI
m siro = d x V đề bài = 1.32 x 20 = 26.4 g
m đường = m siro x 64% = 26.4 x 64% = 16.9 g
V nước = m đường x 100/165 = 16.9 x 100/165 = 10.24 ml

Quy trình pha chế
1. Xử lý dụng cụ
2. Cân đong nguyên liệu
- Cân 16,9g đường trên giấy.
- Đong 10,24ml nước trong ống đong.
3. Quy trình
- Cho nước vào cốc (becher), đun trên bếp điện cho nước sủi tăm (khoảng 80oC).
- Cho toàn bộ lượng đường vào, khuấy đều, nhẹ nhàng.
- Tiếp tục đun cho đường tan hoàn toàn, và dừng đun khi siro trong vắt, sôi ở 105oC.
- Lọc nóng qua gạc, cho vào ống đong. Đọc thể tích.
- Đo tỷ trọng của siro đơn bằng lọ picnomet ở 20oC.
4. Đóng chai. Dán nhãn nguyên liệu.

KHOA DƯỢC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
300A – Nguyễn Tất Thành – F13 – Q4 – Tp.HCM
SIRO ĐƠN
Chai … ml
Bảo quản: Kín, mát, tránh ánh sang.
NSX: dd.mm.yy                        HD: dd.mm.yy (1 năm)             SL: (mã đề thi)

* Chú ý:
- Lấy nước cho vào cốc rồi dùng ống nhỏ giọt lấy đúng thể tích cho vào ống đong. Không đổ nước trực tiếp vào ống đong.
- Khi đun sủi tăm, không đun sôi vì nước sẽ bay hơi gây thiếu thể tích.
- Không để dd sôi lâu (ngã màu vàng). Nhấc cốc khỏi bếp, để trên khăn.
- Lọc: Lấy 1 miếng gạc, để vào phễu, dùng đũa điều chỉnh. Để phểu lên giá sao cho 1/3 chân phễu nằm trong ống đong. Lọc nóng siro theo đũa qua gạc vào ống đong. Không vắt miếng gạc.

PHA CỒN

YÊU CẦU
Pha 250ml dd cồn ...% từ cồn cao độ và nước.

TÍNH TOÁN/ KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Rót cồn cao độ vào ống đong
Chú ý: Phải đổ cồn từ trong chai vào cốc (becher) rồi mới dùng đũa dẫn vào ống đong.
Lượng cồn cho nhiều đủ để cồn kế nổi được.
2. Thả cồn nhiệt kế vào. Đọc độ cồn biểu kiến B=…%, và nhiệt độ t=…oC
Chú ý: Khi thả cồn nhiệt kế vào ống đong, không được để cồn nhiệt kế chạm đáy (Nếu cồn nhiệt kế không nổi thì thêm cồn cho đến khi nổi) và để ổn định khoảng 1-2 phút
Đọc kết quả: 1 vạch cồn kế = 1%, 1 vạch nhiệt kế = 2oC
3. Tra bảng Gay-Lussac để xác định độ cồn thực của cồn cao độ T=…%
4. Ghi kết quả vào bài làm
Giảng viên kiểm tra và cho độ cồn thực cần pha
5. Tính lượng cồn cao độ cần dùng
Xác định p, a, b, c
Giá trị x tính được làm tròn 1 số lẻ đuôi.
6. Cách pha
Lấy x ml dd cồn cao độ vừa tính được cho vào ống đong 250ml, bổ xung nước vừa đủ vạch. Khuấy đều.
7. Xác định độ cồn vừa pha
Đo lại độ cồn thực của dd cồn mới pha.
Làm như bước 2, xác định độ cồn biểu kiến B và nhiệt độ t. Sau đó tra bảng Gay-Lussac để có độ cồn thực T
8. Vệ sinh
Vệ sinh, dọn dẹp, trả dụng cụ cho giảng viên.
Thu hồi cồn sau pha chế vào chai ban đầu.

VÍ DỤ
Pha 250ml dd cồn 70% từ cồn cao độ.

Sau bước 2 ta đo được: t = 27oC; B = 89%; => T = 85.7%
Tính lượng cồn cao độ cần dùng: x = p(b-c)/(a-c)
với 
x : thể tích cồn cao độ cần lấy (ml)
p : thể tích cồn cần pha (ml)
a, b, c : lần lượt là độ cồn thực của cồn cao độ, cồn trung gian, cồn thấp độ (a > b > c)

x = 250. (70-0)/(85,7-0) = 204,2 ml

Cách pha: Lấy 204,2ml cồn cao độ cho vào ống đong, bổ sung nước cất vừa đủ 250ml. Khuấy đều. 

Sau đó, xác định nhiệt độ t, độ cồn biểu kiến B. Tra được độ cồn thực T. Kết quả T trong khoảng 69 ~ 71% là tốt nhất.

Thu hồi cồn
Trả dụng cụ cho giảng viên. 
Bài PHA CỒN không rửa ống đong.

Ôn thi tốt nghiệp 2013: THỰC HÀNH BÀO CHẾ

BÀO CHẾ 1


BÀO CHẾ 2



LÝ THUYẾT THỰC HÀNH
1. Tính công thức pha chế theo yêu cầu
2. Viết quy trình pha chế
3. Vẽ nhãn

* Chú ý: Sinh viên không làm được lý thuyết thực hành sẽ không được làm phần thực hành.
* Sinh viên mang theo viết, thước, máy tính, thẻ sinh viên, 2 khăn trắng, kéo, vảy mica (muỗng nhựa), giấy cân (giấy A4 cắt sẵn 8x8 cm: 5 tờ, 10x10 cm 5 tờ).

/Lời riêng của mình: Thước dùng để gạch dưới các thành phần trong lúc vẽ nhãn. Giấy cân nên làm đúng theo yêu cầu vì giấy cân nhỏ quá sẽ bị trừ điểm.

Đầu tiên là tính toán công thức pha chế và nhớ ghi ra cách tính một cách ngắn gọn nhất (nếu không ghi cách tính sẽ không có điểm phần tính công thức), về phần vẽ nhãn thì nên vẽ trước, sau đó hãy viết quy trình pha chế. 

Tùy bài mà phần tính toán có 1 hay 1,5 điểm, vẽ nhãn 1 điểm, viết quy trình cũng từ 1 đến 1,5 điểm.

Khi cân nguyên liệu xong nhớ phải đưa cho giáo viên chấm điểm. Phần này được 1 điểm

Lúc bắt đầu làm sẽ có chấm điểm quy trình làm, làm xong phần nào đưa cho giáo viên kiểm tra và chấm điểm theo như đề thi yêu cầu. Phần này được khoảng 3 điểm nếu làm tốt.

Thành phẩm 1 điểm

Vệ sinh 1 điểm

* Đối với bài PHA CỒN sẽ được 1 điểm cộng thêm nếu hoàn thành trước 15p/

* Thêm một điều là các bạn tóc dài nên buộc tóc gọn gàng trước khi vào phòng thi. Vì lúc mình thi có một trường hợp tóc dài mà không cột lại cho gọn bị cô trừ luôn 1 điểm vệ sinh-tác phong!


Cám ơn mọi người!
Mình đã thi xong lâu rồi nên hầu như không nhớ nhiều về bài lắm ^^ nhưng lúc mình thi thì mình vẫn viết theo đúng bài mình soạn (mình được 8 điểm riêng phần bào chế - mình ôm ngay bài cốm nghệ, thật đau khổ!). Còn bây giờ giáo trình có thay đổi hay bổ sung gì không thì mình không rõ. Do mình học là học giáo trình nội bộ cũ, lúc mình sắp thi thì thấy đàn em mình học giáo trình mới hết rồi. (Thấy mới ở ngoài bìa chứ trong ruột mình không xem được @@)

18 thg 10, 2013

Thương ly - THUYẾT CHI LINH



Đây cũng là cảm xúc của tôi khi đọc quyển này, rất hay và cũng rất buồn ...

Bước vào câu chuyện với một tình tiết oái ăm. Tôn nghiêm, danh dự, kiêu ngạo, tình yêu của một cô gái đã bị tước bỏ trong 2 năm. Trong 2 năm đó, cô nếm đủ mọi khổ sở tủi nhục, cùng một tình yêu tuyệt vọng với một người con trai. Đến khi bước ra khỏi bóng đen 2 năm đó, cô không còn mơ mộng về con người đó nữa ... mà mơ về một hạnh phúc bình thường cùng những người thân. Vậy mà ...

Khi tôi đọc Thương Ly, tôi cảm thấy thật đồng cảm với Mỹ Ly, cũng thấm thía 2 chữ mồ côi, từ đó mới thấy mình thật may mắn vì có cha mẹ bảo bọc chăm sóc. Mạch truyện liền lạc, dẫn dắt Mỹ Ly từ những niềm hạnh phúc của yêu và được yêu, tình thân, tình mẫu tử ... nhưng rồi nàng lại buông tay.

Tĩnh Hiên, người con trai đó... Mỹ Ly đã tha thứ cho chàng, nhưng không hiểu sao tôi vẫn chưa thể chấp nhận. Mặc dù thương tâm là thế, day dứt là thế ... nhưng, cuộc đời của Mỹ Ly một bước xuống tận cùng cũng là Tĩnh Hiên. Từ chối hôn ước, đẩy nàng vào lãnh cung 2 năm, rồi sau đó lại kéo nàng vào vòng xoay tình ái chỉ vì sự ích kỷ của bản thân.

Tĩnh Hiên ơi Tĩnh Hiên, thật sự tôi muốn Tĩnh Hiên sống mà nhấm nháp nỗi đau khổ dằn vặt đó suốt đời suốt kiếp, hứng chịu sự căm hận của chính con trai của mình... Xét cho cùng chính chàng là người gieo gió! Lại nói Vĩnh Hách và Thừa Nghị chết đi như thế thật đáng tiếc, đáng buồn ... người thân, nguồn sáng của nàng lại một lần nữa tắt đi. Chỉ còn lại Doãn Khác!

Số phận lại một lần nữa trêu nàng, suốt đời nàng cũng không thể chống lại số phận. Nhưng chỉ một lần duy nhất này thôi! Tĩnh Hiên ca ca!

Đọc một lần, khóc một lần. Đọc n lần khóc n lần. Không chỉ khóc cho Mỹ Ly, mà còn khóc cho Doãn Khác nữa ... một đứa trẻ mới 6 tuổi có nên có những suy nghĩ sâu sắc đến như vậy chăng?!


PS: Tiểu thuyết này cũng đã có phim rồi đó, tên là "Khuynh thành tuyệt luyến (hay Mỹ Ly cách cách)". Tôi chưa xem hết, nhưng thấy cốt truyện bị thay đổi nhiều quá ... không nhận ra "Thương ly" nữa nên tôi không xem nữa! :) Hì!!


24-01-2013

Không kịp nói yêu em - PHỈ NGÃ TƯ TỒN



Đây là cảm xúc của tôi khi đọc cuốn tiểu thuyết này ... cũng đã khá lâu rồi!


Thiên hạ?

'Anh sẽ đem thiên hạ này đặt dưới chân em!'

Một bước sai đường, cuối cùng không thể quay đầu. Sai thêm  bước nữa chỉ có thể đưa con người ta vào chỗ chết. Cái khác biệt là người chết đi rồi sẽ rất thanh thản, nhưng Bái Lâm... cõi lòng tan nát, vì người con gái anh yêu nay đâu còn nữa. Con người cô ấy chết, trái tim cô ấy chết, tình yêu cũng chết, chỉ còn sự mất mát, đau khổ và thù hận.

'Thiên hạ? Bây giờ tôi còn cần thiên hạ làm gì?'

Hối hận đã quá muộn màng. Sai cũng sai rồi, người chết cũng chết rồi... thời gian không thể quay trở lại... trở lại những ngày anh và cô hạnh phúc, vui vầy bên nhau.

'Em sẽ đợi anh đến đón em.'

Bây giờ cô đã nằm ngủ yên trong vòng tay anh, quay về bên anh. Gương mặt xinh đẹp vẫn còn lưu giữ một nụ cười thõa mãn, nhấn chìm anh vào trong màn đêm vô bờ bến. Đời này kiếp này, anh cũng không có cách nào thoát ra được.

'Bái Lâm, em về rồi.'

3g12
31/12/2012